Showing posts with label VLOOKUP. Show all posts
Showing posts with label VLOOKUP. Show all posts

Sunday, April 14, 2019

EXCEL ADD-IN: HÀM VLOOKUPMAX – CẢI TIẾN HOÀN HẢO CHO HÀM VLOOKUP

Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với hàm VLOOKUP đúng không? Hàm vlookup có thể nói là hàm thông dụng nhất trong excel, tuy nhiên hàm này lại có rất nhiều điểm hạn chế mà mình có thể kể tên ra như:
  • Không tìm kiếm được nếu như giá trị tìm kiếm (lookup_value) xuất hiện nhiều lần trong vùng tìm kiếm của bảng tìm kiếm  (Table_Array) (hay nói cách khác là 1 giá trị tìm kiếm có nhiều hơn 1 kết quả)
  • Cột chứa giá trị tìm kiếm bắt buộc phải là cột đầu tiên bên trái trong bảng chứa giá trị tìm kiếm. Các cột chứa kết quả phải nằm bên phải cột giá trị tìm kiếm.
Những hạn chế này khiến cho hàm Vlookup từ một hàm dễ sử dụng bỗng trở nên rất dễ mắc lỗi và không ứng dụng được trong nhiều trường hợp.
Và giờ đây chúng ta đã có một giải pháp hoàn hảo cho hàm Vlookup, đó là Add-in hàm VlookupMAX, giúp giải quyết mọi vấn đề bức xúc mà chúng ta gặp phải với hàm Vlookup.
Pic5-1024x268
Link tải Add-in VlookupMAX

Trong bài viết này mình sẽ nói 2 vấn đề: Cách sử dụng hàm VlookupMAX và cách sử dụng Add-in.

1. CÁCH ĐƯA ADD-IN NÀY VÀO EXCEL

Đầu tiên các bạn phải tải Add-in này về máy. Các bạn tải ở link sau:
Sau đó các bạn mở Excel lên, bấm vào tab Developer, chọn Excel Add-in
Để mở tab Developer bạn làm như sau
Click chuột phải lên thanh công cụ, chọn Customize the Ribbon.
Trong mục Customize the Ribbon, bạn đánh dấu chọn vào tab Developer
Pic0-1024x842
Pic1-1024x259
Khi bấm vào Excel Add-ins thì chưa có sẵn add-in này. Các bạn bấm vào nút Browse… , chọn nơi chứa file Add-in vừa download trước đó, bấm ok để thêm add-in vào.
Pic2-1024x518
Sau khi đưa Excel Add-in lên, chúng ta vào Option/Trust Center/Trust Center setting và thiết lập đường dẫn nơi chứa Add-in VlookUpMax vào  phần Trusted locations của Excel, giúp cho Add-in luôn hoạt động được.
Pic6-1
Lưu ý: Khi thay đổi đường dẫn đến Add-in thì các bạn cần thiết lập lại đường dẫn vào  mục Trusted Locations
Như vậy là chúng ta đã có thể sử dụng được hàm VlookupMAX rồi. Bây giờ cùng tìm hiểu cấu trúc của hàm này nhé:

2. CÁCH SỬ DỤNG HÀM VLOOKUPMAX

23406009_10203981241047566_3522506946704125883_o
(Nguồn: Excel for Freelancers Group)
=VLOOKUP(Lookup Value, Lookup in Range, column no for lookup, column no of data required,0,0)
Lookup Value: là giá trị tìm kiếm (giống vlookup)
Lookup in Range: là vùng tìm kiếm (giống Table_array của vlookup, nhưng không bắt buộc Lookup_value phải nằm trong cột đầu tiên của bảng)
Column no for lookup: (mới) là thứ tự cột chứa giá trị tìm kiếm trong Vùng tìm kiếm (tính từ cột đầu tiên bên trái trong vùng Lookup in Range).
Column no of data required: (mới) là thứ tự cột chứa kết quả tìm kiếm trong Vùng tìm kiếm (tính từ cột đầu tiên bên trái trong vùng Lookup in Range).
Giá trị o thứ nhất: là giới hạn đầu hay cuối của kết quả tìm được trong Vùng tìm kiếm
  • =0 : Không giới hạn số kết quả tìm được
  • =1: Giới hạn những giá trị tìm được theo thứ tự từ trên xuống
  • =2: Giới hạn những giá trị tìm được theo thứ tự từ dưới lên
Giá trị 0 thứ hai: là giới hạn số kết quả tìm được
  • =0: Không giới hạn số lượng kết quả tìm được
  • = số bất kỳ: giới hạn tới số lượng kết quả đó.
Chúng ta xét ví dụ để hiểu:
Ví dụ 1: làm rõ 2 thành phần cuối của hàm
Pic5-1024x268

Kết quả ô E2:
  • Mã A có 5 kết quả ở cột số lượng, tương ứng là 2 ; 5 ; 4 ; 10 ; 14
  • Cột chứa mã A là cột thứ 2 ở trong vùng bảng từ A2:C10 (cột chứa Lookup_value ở giữa của vùng tìm kiếm)
  • Cột chứa kết quả số lượng là cột thứ 3 ở trong vùng bảng từ A2:C10 (bên phải cột chứa lookup_value)
  • 2 giá trị cuối của hàm đều là 0 để không giới hạn các kết quả tìm được.
Kết quả ô E3
  • Cột chứa kết quả Công ty là cột thứ 1 ở trong vùng bảng từ A2:C10 (cột chứa lookup_value ở bên phải, cột chứa kết quả cần tìm ở bên trái)
Kết quả ô E4
  • Giới hạn kết quả đầu / cuối: số 1 là giới hạn đầu, xét từ trên xuống, trả về số kết quả là 2
Kết quả ô E5
  • Giới hạn kết quả đầu / cuối: số 2 là giới hạn cuối, xét từ dưới lên, trả về số kết quả là 2
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về hàm VlookupMAX và cách để đưa Add-in này vào excel để sử dụng. Giờ đây việc truy vấn bằng Vlookup chưa bao giờ dễ dàng và mạnh mẽ đến vậy.

Saturday, April 13, 2019

20+ Bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải

Các bạn đang tìm kiếm những bài mẫu Excel sử dụng hàm IF, VlLOOKUP để tham khảo và tìm hiểm cách xử lý khi các bạn gặp phải hai hàm này. Vậy các bạn hãy cùng tải về những bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải dưới đây mà bài viết đã tổng hợp. Dưới đây bài viết chia sẻ 20+ Bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải, áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau từ quản lý điểm, xếp loại học sinh... đến báo cáo doanh thu, theo dõi khách hàng, thống kê hàng hóa... mời các bạn cùng tham khảo.
.com/proxy/

Một số hình ảnh demo được chụp lại từ file .xls, để tải đầy đủ 20+ bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải các bạn hãy nhấn vào link cuối bài.
.com/proxy/
Bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải 1
.com/proxy/
Bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải 2
.com/proxy/
Bài tập Excel (hàm IF, Vlookup) có lời giải 3
Như vậy bài viết đã chia sẻ đến các bạn một số bài tập Excel có sử dụng hàm IF và hàm VLOOKUP. Hi vọng sau khi đã tham khảo các bài tập này các bạn có thể hiểu hơn về cách sử dụng, cú pháp cũng như cách áp dụng hàm vào các bài toán cụ thể. Chúc các bạn thành công!

Hàm VLOOKUP - Cách sử dụng và ví dụ chi tiết

VLOOKUP là một trong những hàm Excel được sử dụng nhiều nhất. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và ví dụ chi tiết khi sử dụng hàm VLOOKUP.

1. Cú pháp và cách sử dụng hàm VLOOKUP

- Hàm VLOOKUP là hàm tìm kiếm giá trị theo điều kiện, việc tìm kiếm thực hiện trên các cột.
- Cú pháp hàm VLOOKUP:
VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Trong đó:
+ lookup_value: Giá trị muốn tìm kiếm, là tham số bắt buộc.
+ table_array: Vùng dữ liệu muốn tìm kiếm giá trị, là tham số bắt buộc.
+ col_index_num: Cột chứa giá trị cần tìm, là tham số bắt buộc.
+ range_lookup: Kiểu tìm kiếm, range_lookup =1 tương đương giá trị True -> tìm kiếm tương đối, range_lookup =0 tìm kiếm tuyệt đối tương đương giá trị false.

2. Ví dụ đơn giản sử dụng hàm VLOOKUP

2.1 Ví dụ 1

- Có bảng dữ liệu sau, dựa vào bảng tra phụ cấp điền phụ cấp cho các nhân viên (sử dụng hàm Vlookup):
.com/proxy/

- Tại ô cần tính phụ cấp nhập công thức: =VLOOKUP(E4,$B$15:$C$18,2,1) (chú ý nhập giá trị tuyệt đối cho vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm):
.com/proxy/
- Nhấn Enter được kết quả:
.com/proxy/
- Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:
.com/proxy/

2.2 Ví dụ 2

- Điền thông tin về trình độ các nhân viên dựa vào mã nhân viên, nếu nhân viên trong bảng trình độ
.com/proxy/
- Ở đây để lấy được trình độ nhân viên thông qua kí tự đầu tiên trong mã nhân viên. Như vậy cần sử dụng thêm hàm Left() lấy kí tự đầu tiên trong mã rồi tìm kiếm kí tự đó trong bảng trình độ.
- Tại ô cần tính nhập công thức : =VLOOKUP(LEFT(B4,1),$F$15:$G$18,2,0)
.com/proxy/
- Nhấn Enter được kết quả:
.com/proxy/
- Sao chép công thức cho các giá trị còn lại hiển thị thông báo lỗi:
.com/proxy/
- Vì lý do không đặt địa chỉ tuyệt đối cho vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm nên hàm VLOOKUP báo lỗi, thực hiện bôi đen địa chỉ nhấn phím F4 chuyển địa chỉ sang địa chỉ tuyệt đối:
.com/proxy/
- Cuối cùng sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:
.com/proxy/

2.3 Ví dụ 3

Điền thông tin phòng ban và ngạch của các nhân viên dựa vào bảng phòng ban và ngạch phía dưới:
.com/proxy/
- Ở đây để lấy được phòng ban của các nhân viên dựa vào kí tự đầu tiên trong mã nhân nhân. Để lấy ngạch dựa vào kí tự cuối cùng trong mã nhân viên. Nhưng ở đây giá trị phòng ban được sắp xếp theo cột nên sử dụng hàm VLOOKUP còn giá trị ngạch sắp xếp theo hàng nên bắt buộc sử dụng hàm HLOOKUP. Phòng ban và ngạch xếp chung 1 cột nên thực hiện ghép 2 giá trị thành 1.
Tại ô cần điền thông tin nhập công thức: =VLOOKUP(LEFT(B4,1),$D$16:$E$19,2,1)&" - "&HLOOKUP(RIGHT(B4,1),$F$15:$G$19,2,1)
- Nhấn Enter được kết quả (các bạn nhớ chuyển địa chỉ tuyệt đối cho vùng chứa giá trị tìm kiếm):
Nhấn Enter cho kết quả
- Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:
Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Hàm VLOOKUP và một số ví dụ cụ thể hy vọng giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Hàm VLOOKUP - Cách sử dụng và ví dụ chi tiết

VLOOKUP là một trong những hàm Excel được sử dụng nhiều nhất. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và ví dụ chi tiết khi sử dụng hàm VLOOKUP.

1. Cú pháp và cách sử dụng hàm VLOOKUP

- Hàm VLOOKUP là hàm tìm kiếm giá trị theo điều kiện, việc tìm kiếm thực hiện trên các cột.
- Cú pháp hàm VLOOKUP:
VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Trong đó:
+ lookup_value: Giá trị muốn tìm kiếm, là tham số bắt buộc.
+ table_array: Vùng dữ liệu muốn tìm kiếm giá trị, là tham số bắt buộc.
+ col_index_num: Cột chứa giá trị cần tìm, là tham số bắt buộc.
+ range_lookup: Kiểu tìm kiếm, range_lookup =1 tương đương giá trị True -> tìm kiếm tương đối,range_lookup =0 tìm kiếm tuyệt đối tương đương giá trị false.

2. Ví dụ đơn giản sử dụng hàm VLOOKUP

2.1 Ví dụ 1

- Có bảng dữ liệu sau, dựa vào bảng tra phụ cấp điền phụ cấp cho các nhân viên (sử dụng hàm Vlookup):
.com/proxy/

- Tại ô cần tính phụ cấp nhập công thức: =VLOOKUP(E4,$B$15:$C$18,2,1) (chú ý nhập giá trị tuyệt đối cho vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm):
.com/proxy/
- Nhấn Enter được kết quả:
.com/proxy/
- Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:
.com/proxy/

2.2 Ví dụ 2

- Điền thông tin về trình độ các nhân viên dựa vào mã nhân viên, nếu nhân viên trong bảng trình độ
.com/proxy/
- Ở đây để lấy được trình độ nhân viên thông qua kí tự đầu tiên trong mã nhân viên. Như vậy cần sử dụng thêm hàm Left() lấy kí tự đầu tiên trong mã rồi tìm kiếm kí tự đó trong bảng trình độ.
- Tại ô cần tính nhập công thức : =VLOOKUP(LEFT(B4,1),$F$15:$G$18,2,0)
.com/proxy/
- Nhấn Enter được kết quả:
.com/proxy/
- Sao chép công thức cho các giá trị còn lại hiển thị thông báo lỗi:
.com/proxy/
- Vì lý do không đặt địa chỉ tuyệt đối cho vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm nên hàm VLOOKUP báo lỗi, thực hiện bôi đen địa chỉ nhấn phím F4 chuyển địa chỉ sang địa chỉ tuyệt đối:
.com/proxy/
- Cuối cùng sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:
.com/proxy/

2.3 Ví dụ 3

Điền thông tin phòng ban và ngạch của các nhân viên dựa vào bảng phòng ban và ngạch phía dưới:
.com/proxy/
- Ở đây để lấy được phòng ban của các nhân viên dựa vào kí tự đầu tiên trong mã nhân nhân. Để lấy ngạch dựa vào kí tự cuối cùng trong mã nhân viên. Nhưng ở đây giá trị phòng ban được sắp xếp theo cột nên sử dụng hàm VLOOKUP còn giá trị ngạch sắp xếp theo hàng nên bắt buộc sử dụng hàm HLOOKUP. Phòng ban và ngạch xếp chung 1 cột nên thực hiện ghép 2 giá trị thành 1.
Tại ô cần điền thông tin nhập công thức: =VLOOKUP(LEFT(B4,1),$D$16:$E$19,2,1)&" - "&HLOOKUP(RIGHT(B4,1),$F$15:$G$19,2,1)
- Nhấn Enter được kết quả (các bạn nhớ chuyển địa chỉ tuyệt đối cho vùng chứa giá trị tìm kiếm):
Nhấn Enter cho kết quả
- Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:
Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Hàm VLOOKUP và một số ví dụ cụ thể hy vọng giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Over 50 Ebooks Excel and VBA free Download

1. Statistics and Probability for Engineering Applications With Microsoft Excel by W.J. DeCoursey - PDF Free Download Download Siz...